Ngày nay, chăm sóc sắc đẹp – sức khoẻ là điều mà nhiều người đang quan tâm. Spa và thẩm mỹ viện là những địa điểm mà người dân tìm đến. Đây cũng là mô hình kinh doanh mà cộng đồng khởi nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, trước hết bạn cần phân biệt 2 loại hình này. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn: Cách phân biệt spa và thẩm mỹ viện người kinh doanh cần biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Điểm giống nhau giữa spa và thẩm mỹ viện

Spa và thẩm mỹ viện là 2 hình thức kinh doanh đều chú trọng đến liệu trình massage để chăm sóc cơ thể, sắc đẹp cho phái nam và phái nữ. Đây là điểm chung phổ biến khiến mọi người vẫn hay lầm tưởng spa là thẩm mỹ viện. Spa ngoài những liệu trình chăm sóc da thì cũng là nơi giúp khách hàng thư giãn làm đẹp vẻ đẹp tâm hồn, giúp nâng cao sức khỏe. Còn thẩm mỹ viện, không cần nói thì ai cũng biết là nơi tút tát lại nhan sắc, thay đổi ngoại hình để đẹp hơn, thu hút hơn. Tóm lại cả hai đều là nơi khách hàng đến với mục đích làm đẹp cho bản thân.

spa và thẩm mỹ viện 1

Spa và thẩm mỹ viện là 2 hình thức kinh doanh đều chú trọng đến liệu trình massage để chăm sóc cơ thể, sắc đẹp cho phái nam và phái nữ.

Cách phân biệt giữa spa và thẩm mỹ như thế nào?

  • Khái niệm: Spa có tên gọi bắt nguồn từ chữ La Tinh “Sanitas per aqua”, là phương thức chính là xông hơi, ngâm mình trong bồn tắm bằng nước bao gồm tinh dầu hoặc nước. Thẩm mỹ viện hay tiệm làm đẹp hay mỹ viện (tiếng Anh: Beauty Salon) là một cơ sở kinh doanh chuyên về dịch vụ làm đẹp.
  • Tính chất công việc: Spa sử dụng những phương pháp đơn giản giúp con người thư giãn và lấy lại cân bằng tinh thần trong cuộc sống. Thẩm mỹ viện là nơi kinh doanh về các phương pháp thẩm mỹ làm đẹp có tác động vào cơ thể thông qua những máy móc chuyên dụng để làm đẹp.
  • Mức độ làm đẹp: Spa chỉ là nơi dưỡng da không phải là nơi chỉnh sửa ngoại hình. Thẩm mỹ viện giúp ta thay đổi nhan sắc, ngoại hình một cách rõ rệt.

Như thế nào mới là mô hình spa đúng nghĩa?

  • Khứu giác: Spa phải là nơi giúp khách hàng thư giãn và cảm nhận được hương thơm từ những loại nguyên liệu tự nhiên như tinh dầu, sáp thơm,.. tạo nên.
  • Thính giác: Spa là nơi khá yên tĩnh giúp mọi người khi đến đây đều cảm thấy được giải tỏa.
  • Thị giác: Những cơ sở là spa đích thực phải mang lại cảm giác thiên nhiên hoang sơ với cảnh vật xanh tươi.
  • Vị giác: Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp massage, xông hơi, tắm bồn,.. thì khách hàng còn được nếm thử nhiều loại thức uống giúp thanh lọc cơ thể.
  • Xúc giác: Bạn sẽ cảm nhận được hơi nóng thông qua việc tắm bồn, xông hơi.

Tiềm năng mô hình kinh doanh spa hiện nay

Tại Việt Nam, Day Spa chưa thực sự phổ biến và được xây dựng đúng mô hình, chuyên nghiệp và hiệu quả. Chính vì thế, đây chính là cơ hội đầu tư vô cùng rộng mở và giàu tiềm năng nếu bạn đang có ý định kinh doanh spa. Spa nói chung và Day Spa nói riêng là: Mô hình spa chú trọng phát triển các dịch vụ thư giãn, nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể mà khách hàng có thể trải nghiệm trong khoảng thời gian ngắn từ 1-2 tiếng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đến với Day Spa khách hàng sẽ được trải nghiệm các dịch vụ sauna, jaccuzi, massage, chăm sóc da mặt, chăm sóc body.

spa và thẩm mỹ viện 2

Spa nói chung và Day Spa nói riêng là: Mô hình spa chú trọng phát triển các dịch vụ thư giãn, nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể mà khách hàng có thể trải nghiệm trong khoảng thời gian ngắn từ 1-2 tiếng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Khi bắt đầu ý tưởng khởi nghiệp chủ đầu tư cần tìm hiểu về mô hình kinh doanh, thị trường và chuẩn bị các bước cần thiết. Spa là lĩnh vực khởi nghiệp khá hấp dẫn tuy nhiên cũng không ít những thách thức đang chờ bạn. Dịch vụ chất lượng, thiết kế không gian spa đẹp, thái độc phục vụ chuyên nghiệp là 3 yếu tố bạn cần cân bằng trong hoạt động kinh doanh của mình. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành công.

>>>Xem thêm: Các mẫu spa đẹp