Muốn cho cây hoa trà phát triển khỏe mạnh, khi chăm sóc cần chú ý tới những điểm sau đây:

Cách tưới nước cho cây hoa trà đúng cách.

Cây hoa trà là loại cây ưa ẩm, tuy nhiên không tích nước. Lượng nước ít hay nhiều thì đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, do vậy mà lượng nước tưới cho cây phải đủ và đúng liệu lượng.

Trừ mùa mưa thì mùa xuân và mùa thu, cả mùa hè nữa thì hàng ngày phải tưới tối thiểu một lần. Trong quá trình tưới thì nên tưới một ít ra đất xung quanh chậu để tạo độ ẩm trong đất cũng như môi trường xung quanh, làm cho môi trường mát mẻ. Vào mùa đông thì trong khoảng 3-5 ngày thì tưới nước, lượng nước tưới không quá nhiều, thời gian tưới nên là khoảng thời gian sau 10 giờ.

Nếu nhiều ngày không mua và không khí khô, thì người trồng nên tưới vài lần trong ngày, vào sáng và chiều. Nếu trong mấy ngày mưa thì không nên tưới nước.

Nước tưới nên là nước ao hồ hoăc nước mưa. Nếu dùng nước máy thì để vào thùng chứa nước khoảng một vài ngày để loại bỏ javel, cho nhiệt độ nước gần với nhiệt độ đất.

Cách bón phân cho cây hoa trà

Với cây trà chúng ta cũng cần bón phân vừa phải, đúng liều lượng để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và bộ rễ.

Cây hoa trà cũng cần bón lót, mặc dù đặc thù sinh học cây cũng không cần nhiều phân. Khi bón lót khuyên dùng phân hữu cơ, rắc phân xung quanh rễ cách 2-3 cm so với gốc cây. Cây là loại ưa mát nên trước khi mùa nóng nên bón phân mát, có thể là phân phèn pha loãng, như vậy sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến cây.

Khoảng 10-20 ngày nên bón thúc một lần, có thể dùng thêm nước phân phèn, như vậy sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho cây, cũng như khống chế độ chua trong đất ở mức đảm bảo vừa phải.

Các bệnh thường gặp ở cây hoa trà

Khi trồng và chăm sóc cây hoa trà một thời gian, cây thường có biểu hiện chậm lớn và rất có thể đã mắc phải một số bệnh mà hầu hết chúng ta đều ít nghĩ tới, bệnh trên cây hoa trà thường không có biểu hiện ra ngay và sẽ làm cho cây hoa trà chậm lớn, sau đây là một số bệnh trên cây hoa trà thường gặp nhất.

Bệnh đốm than trên cây hoa trà

Bệnh đốm than là một trong những bệnh thường gặp của cây hoa trà. Bệnh thường phát sinh vào các tháng 6-7 trên lá cây con, đốm bệnh phát sinh nhiều ở ngọn lá và mép lá. Ban đầu là các đốm nâu vàng, sau đó thành đốm lớn, trên đốm có các chấm nhỏ màu đen. Bệnh có thể làm cho lá rụng. Phương pháp phòng trừ: chú ý sử dụng phân hữu cơ và P, K để tăng sức chống chịu bệnh, kịp thời cắt đốt lá bệnh; sau khi mọc chồi lá, phun thuốc Boocđô 1%, khi mới bị bệnh dùng thuốc Zineb 0,2% hoặc phun Topsin 0,1%.

Bệnh nốt u tuyến trùng trên cây hoa trà

Bệnh hại ở rễ làm cho bộ rễ biến nâu sẫm, có các nốt u nứt ra, rễ chính phình lên, không mọc rễ phụ, cây ngừng sinh trưởng. Phương pháp phòng trừ: trước khi trồng vào chậu cần tiến hành khử trùng đất; nếu phát hiện bệnh cần phải thay chậu. Phương pháp khử trùng là phơi đất 2-3 ngày, có thể dùng Nemagon 0,5% phun vào đất để diệt tuyến trùng.

Bệnh bồ hóng trên cây hoa trà

Bệnh này thường gây hại lá và cành non, trên mặt lá phủ một lớp bột đen. Bệnh nặng ảnh hưởng đến quang hợp, có thể làm cho lá rụng. Phương pháp phòng trừ: cây trồng không nên quá dày, tiến hành tỉa cành thấu quang, thông thoáng gió; khi bị bệnh phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,30Be, 10-15 ngày phun 1 lần, phun 3 lần, cũng có thể dùng Topsin 0,2% để phun 3 lần cách nhau 7-10 ngày.

Bài viết liên quan:

 

Tags: