Cây Lộc Vừng là một trong những cây cảnh được ưa chuộng hàng đầu. Cây thường được trồng phổ biến trong sân vườn của các gia đình Việt, đặc biệt là ở miền bắc. Cây Lộc Vừng không chỉ có kiểu dáng đẹp mà còn tốt cho phong thủy và có tác dụng chữa bệnh.
Ý nghĩa của cây Lộc Vừng
Xưa kia ở các đình làng, dinh thự hay nhà quan hay trồng cây Lộc Vừng với mong muốn mang lại sự may mắn và tài lộc.
Tên Lộc Vừng được cho là lộc ứng với phát lộc như vừng mè tuy hạt nhỏ nhưng nhiều, dồi dào và có khả năng sinh sản vô định.
Theo quan niệm dan gian gốc cây Lộc Vừng to vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định khó di chuyển. Tuổi thọ cao của Lộc Vừng mang ý nghĩa trường thọ bách niên giai lão.
Chữ Lộc ứng với tài lộc vừng là nhỏ nhặt nhưng nhiều. Hoa Lộc vừng màu đỏ, tươi sáng tượng trưng cho hỷ sự sung túc, hưng vượng… rất thích hợp để làm quà biếu tặng, tân gia, thăng chức, lễ tết, sinh nhật.
Mỗi năm lộc vừng chỉ ra hoa một lần và chỉ 10 – 15 ngày là đỏ rực cả cây.
Nhiều người tận dụng thời gian Lộc Vừng nở hoa để phát triển việc làm ăn, đặc biệt là người kinh doanh lớn.
Họ tin khi Lộc Vừng ra hoa nghĩa là thành công nở rộ, làm việc gì cũng được như ý.
Ý nghĩa phong thủy của cây Lộc Vừng
Ý nghĩa của cây lộc vừng trong phong thủy rất tốt nên được nhiều người yêu thích.
Trong đó, ý nghĩa cây lộc vừng đỏ là đại diện cho tài lộc và chuyện hỷ sự tốt đẹp.
Vì thế, trồng cây lộc vừng trước nhà hoặc trồng cây lộc vừng trước cửa nhà sẽ đem lại nhiều thịnh vượng, may mắn và tài lộc cho gia đình bạn.
Có nơi đặt vào bộ tứ quý Sanh, Sung, Tùng, Lộc có nơi đặt vào bộ tam đa sinh vật cảnh: vạn tuế ứng với thọ, vừng ứng với Lộc.
Sung ứng với sự sung túc được trồng làm bonsai trong các bể, ang, chậu hay cây cảnh bóng mát nơi nhà ở, sân vườn, bờ ao, đô thị, bệnh viện, trường học, khách sạn…
Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông cây Lộc vừng đẹp từ hình dáng đời thường tới phong thủy.
Đặc biệt hoa chùm dây đẹp, chuỗi dài từ 6 – 30cm chăm sóc tốt có thể dài tới 70cm rũ xuống nhìn rất thơ mộng dễ tạo dáng thế.
Hoa của cây Lộc Vừng màu đỏ rất đẹp có ý nghĩa thịnh vượng, phát lộc. Trồng cây Lộc Vừng để tài lộc vào nhà như nước vừa để ngắm vừa được ăn và muốn tăng nguồn năng lượng dương cho ngôi nhà.
Nhiều người trồng 2 – 3 cây bổ thụ hoặc cây cảnh khác để dung hòa nguồn năng lượng ẩn trong cây cũng là kiêng việc không trồng một cây cổ thụ.
Cách chăm sóc cây Lộc Vừng
Cây lộc vừng có bộ rễ bán thủy sinh, phát triển tốt ở nơi nước lợ.
Đất trồng cây hoa lộc vừng tốt nhất là đất màu trộn thêm trấu xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục.
Sau khi trồng xong bạn giữ ẩm để cây ra rễ mới.
Khi cây phát triển mạnh thì bạn tưới nước thoải mái, nhưng nếu đầu rễ bị ngập trong nước không thoát nước được sẽ gây thối, chết dần từ đầu rễ vào, làm cây héo rũ.
Nếu trồng lộc vừng trong ang, bể, hay cách trồng cây lộc vừng trong chậu thì bạn phải xếp gạch hoặc đá quanh bầu, thường xuyên giữ ẩm.
Khi bộ rễ phát triển mạnh bao quanh bầu đất, bò ra ngoài gạch đá thì bạn bỏ gạch đá ra, bịt lỗ thoát lại, ngâm cho bầu rễ trong nước thoải mái mà cây vẫn phát triển tốt và ra hoa đúng mùa.
Cách chăm sóc để cây Lộc Vừng ra nhiều hoa
Cách trồng cây lộc vừng không khó nếu bạn biết cách áp dụng kỹ thuật trồng đúng phương pháp.
Bởi giai đoạn trồng sẽ quyết định đến 80% mức độ sinh trưởng và phát triển của cây.
Cộng với kỹ thuật trồng cây lộc vừng ra hoa khoa học thì hoa sẽ đẹp như mong muốn của bạn.
Để chăm sóc cây lộc vừng ra hoa bạn cần phải tưới nước 1 ngày 2 lần để giữ ẩm vừa phải giúp cây ra rễ mới.
Đặc tính của lộc vừng cảnh là không cần bón phân vì chúng có sức sống cực mạnh, nhưng để nhánh phát triển đồng đều thì bạn nên bón chút phân đạm định kỳ vài tháng 1 lần nhé.
Mùa hoa lộc vừng thường bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 9 âm lịch. Do hoa nở vào những ngày trùng với tết trung thu, nên người dân thường có thói quen thưởng thức bánh trung thu số lượng lớn dưới những tán cây Lộc vừng nhằm mong cầu một mùa vụ “đơm hoa kết trái” như loài cây ý nghĩa này.
Vào mùa hoa nở liên tục, hết đợt này đến đợt khác, suốt mấy tháng liền. Hoa kết thành những sợi dây đỏ dài óng màu sắc đỏ.
Ngoài ra, nếu cây lộc vừng không ra hoa hoặc ra hoa chậm bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lộc vừng ra hoa theo ý muốn của mình.
Có 2 cách chăm sóc cây lộc vừng ra hoa là bạn làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước và cách thứ hai là siết nước tưới kết hợp lặt bỏ lá cây.
Nhưng bạn cần phải chú ý đến sự sinh trưởng và phát triển để tránh làm ảnh hưởng đến cây lộc vừng của bạn.
Lộc Vừng mang đến nhiều ý nghĩa về may mắn và thịnh vượng. Chăm sóc cây Lộc Vừng xanh tốt, ra nhiều hoa sẽ giúp con đường sự nghiệp của bạn được hanh thông, phát triển. Trên đây là cách chăm sóc cây Lộc Vừng đơn giản để ra nhiều hoa.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết chăm sóc cây hoa lan cho người mới