Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Nguyên nhân mất ngủ có thể do tác động bên ngoài như chế độ ăn uống, lối sống, đồng thời mất ngủ cũng có thể là biểu hiện của những căn bệnh như viêm khớp, bệnh tim, …
>>> Tìm hiểu thêm mất ngủ uống gì để cải thiện giấc ngủ của bạn.
Khi bị mất ngủ, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc mãi không ngủ được hoặc khiến bạn thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ có thể làm mất đi nguồn năng lượng và tâm trạng của bạn, ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống.
Tình trạng mất ngủ được chia thành mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính.
- Mất ngủ ngắn hạn (cấp tính): Tình trạng mất ngủ kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần. Nguyên nhân mất ngủ cấp tính thường là do căng thẳng hoặc người bị mất ngủ vừa trải qua chuyện gì đó đau buồn. Sau một khoảng thời gian, tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện hơn.
- Mất ngủ dài hạn (mãn tính): Kéo dài một tháng hoặc hơn. Những trường hợp mất ngủ kéo dài có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý nguy hiểm.
Triệu chứng của bệnh mất ngủ
Các triệu chứng mất ngủ có thể bao gồm:
- Khó ngủ vào ban đêm: Trằn trọc, mất nhiều thời gian để có thể ngủ thậm chí là không thể vào giấc
- Thức dậy trong đêm: Thường xuyên đang ngủ bỗng thức dậy trong đêm và khó để ngủ lại
- Thức dậy quá sớm
- Cảm thấy không được nghỉ ngơi sau một đêm ngủ: Uể oải, mệt mỏi sau mỗi lần thức dậy, không có cảm giác được hồi phục sau mỗi giấc ngủ
- Ban ngày cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ
- Thường xuyên khó chịu, trầm cảm hoặc lo lắng
- Khó chú ý, tập trung vào nhiệm vụ hoặc ghi nhớ
Nguyên nhân mất ngủ
Mất ngủ cấp tính
Đối với mất ngủ cấp tính (mất ngủ ngắn hạn), nguyên nhân mất ngủ thường liên quan đến vấn đề tâm lý như stress, đau buồn… và có thể cải thiện sau khi người bệnh trải qua những vấn đề đó.
Mất ngủ mãn tính
Nguyên nhân mất ngủ do lối sống
Nguyên nhân mất ngủ mãn tính do lối sống bao gồm:
- Căng thẳng: Những lo lắng về công việc, trường học, sức khỏe, tài chính hoặc gia đình có thể khiến tâm trí chúng ta hoạt động nhiều vào ban đêm, gây nên tình trạng khó ngủ.
- Rối loạn đồng hồ sinh học: Nhịp sinh học hoạt động như một chiếc đồng hồ bên trong cơ thể, hướng dẫn những thứ như chu kỳ ngủ-thức, sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể. Làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể có thể dẫn đến mất ngủ. Một số nguyên nhân gây rối loạn giờ giấc sinh học như thức khuya dậy trễ, giờ giấc hoạt động cũng như nghỉ ngơi không hợp lý, đều đặn đúng giờ.
- Ăn quá nhiều vào buổi tối: Nếu bạn đói, có thể ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu khi nằm ngủ.
- Thuốc lá, rượu, cà phê, trà và đồ uống có chứa cafein là những sản phẩm chứa chất kích thích, cần hạn chế sử dụng trước khi ngủ.
- Thói quen ngủ kém. Các thói quen ngủ kém bao gồm lịch trình đi ngủ không đều đặn, các hoạt động kích thích trước khi ngủ, môi trường ngủ không thoải mái. Ví dụ điển hình mà những người bị mất ngủ trước khi vào giấc thường làm như sử dụng giường để làm việc, ăn uống hoặc xem TV; dùng máy tính, TV, trò chơi điện tử, điện thoại thông minh ngay trước khi đi ngủ…
Mất ngủ do bệnh tật
- Các tình trạng liên quan đến mất ngủ bao gồm đau mãn tính, ung thư, tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
- Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Chứng ngưng thở khi ngủ khiến người bệnh ngừng thở định kỳ suốt đêm, làm gián đoạn, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Rối loạn lo âu, trầm cảm là một trong những nguyên nhân mất ngủ phổ biến. Lo lắng kéo dài, suy nghĩ quá nhiều trước khi ngủ sẽ khiến bạn khó vào giấc.
- Thuốc men: Nhiều loại thuốc như một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh hen suyễn hoặc huyết áp, một số loại thuốc giảm đau, thuốc trị dị ứng và cảm lạnh, các sản phẩm giảm cân – có chứa caffeine và các chất kích thích có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Mất ngủ do tuổi tác
Mất ngủ là tình trạng thường gặp nhiều ở những người lớn tuổi. Khi về già, giấc ngủ thường ít yên giấc hơn. Vì vậy tiếng ồn dù nhỏ hoặc những thay đổi khác trong môi trường cũng có thể dễ dàng gây nên tình trạng mất ngủ. Cùng với tuổi tác, đồng hồ bên trong cơ thể người cao tuổi thường xuyên thay đổi, vì vậy họ sẽ cảm thấy mệt mỏi sớm hơn vào buổi tối và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Cần xác định rõ nguyên nhân mất ngủ, từ đó có thể đưa ra phương pháp giải quyết phù hợp để cải thiện tình trạng mất ngủ. Người bị mất ngủ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên, cố gắng tránh việc suy nghĩ quá nhiều, tập thói quen ngủ đúng giờ đúng giấc để có một cơ thể khỏe mạnh, thật nhiều những giấc ngủ ngon.
Xem thêm: Phương pháp chữa mất ngủ bằng diện chẩn