Quầy bar là bộ phận không chiếm quá nhiều diện tích. Tuy nhiên, đây lại là nơi tạo ấn tượng với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vậy, làm thế nào để sở hữu khu vực quầy bar nhà hàng đẹp, sang trọng, hấp dẫn khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên mà vẫn đảm bảo tính thuận tiện cao trong quá trình sử dụng?

Quầy bar là nơi đầu tiên đón tiếp khách ahfng. Vì thế đóng vai trò vô cùng quan trọng

Quầy bar là nơi đầu tiên đón tiếp khách ahfng. Vì thế đóng vai trò vô cùng quan trọng

1. Kiểu dáng quầy bar hiện đại

Thiết kế nội thất nhà hàng, quán cafe theo bất cứ phong cách nào thì riêng quầy bar luôn ưu tiên tính hiện đại. Những mẫu quầy bar kiểu dáng vuông vắn gọn gàng như mẫu chữ I hay chữ L, vòng cung là những loại phổ biến nhất.

Chúng được thiết kế theo phong cách hiện đại, đáp ứng các tiêu chí đơn giản, khoa học và có tính công năng cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn kiểu dáng nào trong 3 gợi ý trên thì còn phụ thuộc nhiều vào vị trí đặt quầy trong nhà hàng, phong cách tổng thể và ý muốn của chủ đầu tư.

Cần lựa chọn kiểu dáng quầy bar phù hợp với kết cấu nhà hàng

Cần lựa chọn kiểu dáng quầy bar phù hợp với kết cấu nhà hàng

2. Kích thước quầy bar

Tùy thuộc vào quy mô mặt bằng nhà hàng mà chiều dài quầy bar sẽ có sự dao động. Khi tiết kế các kiến trúc sư sẽ phải tính toán sao cho hợp lý nhất. Trong đây chúng tôi chỉ lưu ý bạn đến 2 loại kích thước là chiều cao và chiều rộng.

Phần lớn các mẫu thiết kế quầy bar nhà hàng hiện nay có kết cấu 2 – 3 tầng. Trong đó, có 1 tầng là nơi pha chế, chế biến dành cho nhân viên, và 1 – 2 tầng còn lại là khu vực phục vụ khách.

Bao giờ tầng pha chế, chế biến phía trong cũng thấp hơn. Khoảng cách hợp lý giữa 2 tầng là 25cm. Chiều cao phổ biến của quầy bar nằm trong khoảng từ 100 – 120cm. Đây khoảng cách an toàn và thuận tiện tầm với của nhân viên cũng như khách hàng.

Chiều rộng mặt bàn bar mỗi khu vực sẽ khác nhau, dao động từ 40 – 60cm. Riêng mặt bàn bar tầng 1 có thể thay đổi theo yêu cầu thực tế liên quan đến công việc của nhân viên và loại hình phục vụ của nhà hàng (bar rượu, nhà hàng hay bar cafe, bar mini,…).

3. Bố trí trạm pha chế cho quầy bar

Không giống với bàn bar trong các club, quầy bar nhà hàng thường thiết kế ít trạm pha chế hơn, chỉ có 1 – 2 trạm. Các chạm pha chế trong nhà hàng thường là nơi phục vụ đồ uống hoặc đồ ăn nhanh cho thực khách. Bởi vậy, cần có các thiết bị như chậu rửa, thùng đá, thùng rác,… cùng với hệ thống tủ kệ tiện dụng để úp ly, đặt cốc hay nguyên liệu pha chế – trang trí,…

Bố trí trậm pha chế khoa học và thuận tiện

Bố trí trạm pha chế khoa học và thuận tiện

4. Ghế quầy bar

Nhà hàng kinh doanh món Nhật, món Hàn hay các món Âu,… đều sử dụng quầy bar như một không gian phục vụ lý tưởng mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm tuyệt vời và trực tiếp nhất. Cho nên, ghế ngồi quầy bar là không thể thiếu.

Thiết kế ghế quầy bar thường cao hơn các loại ghế ăn thông thường. Chiều cao dao động từ 80 – 110cm và khoảng cách giữa mặt ghế với mặt bàn bar nên duy trì trong khoảng 25 – 30cm để khách hàng cảm thấy thoải mái, thuận tiện trong quá trình thưởng thức.

Ngoài ra, các chủ nhà hàng nên lưu ý, chọn loại ghế bar có tựa lưng vững chắc để khách hàng không cảm thấy chênh vênh khi ngồi cao hơn so với bình thường.

5. Chú ý vật liệu làm mặt bàn bar

Mặt bàn là nơi thường xuyên tiếp xúc với ngoại lực từ quá trình pha chế – chế biến của nhân viên, các loại tạp chất từ nguyên liệu,… Cho nên, vật liệu đóng mặt bàn quầy bar phải là loại có chất lượng cao, chống thấm nước và bám bẩn tốt, chịu được sự mài mòn lớn, va đập mạnh.

Các vật liệu như đá marble, đá nhân tạo hay thiết kế quầy bar bằng gỗ tự nhiên, gỗ laminate, tôn hay inox… là những lựa chọn thích hợp đáng để bạn tham khảo và lựa chọn.

6. Thiết kế đường dây điện riêng cho khu vực quầy bar

Quầy bar phục vụ trong nhà hàng là nơi sử dụng các thiết bị điện với công xuất cao, mở – ngắt liên tục với các loại máy pha chế, lò vi sóng, lò nướng,… Bố trí hệ thống đường điện riêng để tránh tình trạng bị đoạn mạch điện trong quá trình phục vụ.

7. Khu vực phía sau quầy bar
Phía sau quầy bar chính là một background hoàn hảo nơi khách hàng tập trung ánh nhìn của mình vào đó. Nên bạn phải bài trí cho cho đẹp và thật ấn tượng.

Thiết kế hệ thống tủ – kệ mở làm nơi bố trí đồ dùng, các loại đồ uống (đặc biệt là rượu) hay những món đồ trang trí mang nét đặc trưng riêng của nhà hàng,… sắp xếp chúng một cách khoa học và nghệ thuật, tạo nên một không gian thực cuốn hút.

Tham khảo: thiết kế quán cafe bar

8. Thiết kế quầy bar hợp phong thủy

Theo phong thủy, quầy bar và quầy thu ngân là khu vực ảnh hưởng đến tiền tài của nhà hàng. Cho nên, thiết kế thi công quầy bar quán hợp phong thủy có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nhà hàng.

Với kinh nghiệm của một đơn vị thiết kế nội thất nhà hàng chuyên nghiệp, đã và đang thực hiện thành công nhiều chúng tôi chia sẻ với bạn một sống kinh nghiệm sau:

Nên đặt quầy bar, quầy thu ngân bên cửa Bạch Hổ (bên phải từ nhà hàng nhìn ra). Bạch Hổ là vị trí TĨNH giúp bạn nắm giữ được tiền của. Đối diện với Bạch Hổ là vị trí Thanh Long (bên trái) có tính lưu động cao nên chúng ta nên tránh vị trí này.

Nên lựa chọn vị trí hợp phong thủy cho quầy bar

Nên lựa chọn vị trí hợp phong thủy cho quầy bar

Nếu nhà hàng của bạn thiết kế quầy thu ngân và quầy bar phục vụ riêng rẽ với nhau thì có thể đặt bàn bar bên phía Thanh Long. Bởi vì theo thói quen đi lại của thực khách, đi vào hay đi ra họ thường đi bên tay phải của mình.

Chú ý, không để các thiết bị có nhiệt độ cao như lò điện, bình đun cafe,… cạnh khu vực thu ngân để tránh hao hụt tiền tài. Két tiền phải đặt ở vị trí kín đáo để tránh lộ tài.

Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây , bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng thiết kế nội thất độc đáo cho nhà hàng của mình. Biết cách sắp xếp khu vực này thật khoa học, hợp theo nguyên tắc phong thủy.

Chúc bạn thành công!

 

Tags: , , ,