Bệnh mỡ máu là bệnh thường gặp ở người trung niên và lớn tuổi do chế độ ăn uống và dinh dưỡng không phù hợp. Mỡ máu là một trong những bệnh nguy hiểm có tỷ lệ dẫn đến tử vong rất cao nên không được chữa trị kịp thời. Vậy thế nào để nhận biết bệnh mỡ máu bằng các triệu chứng bệnh ngay tại nhà chúng ta cũng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!
Những triệu chứng nhận biết bệnh mỡ máu cao
Xuất hiện những cơn đau thắt ngực không thường xuyên
Đặc điểm của những cơn đau này là xảy ra trong thời gian ngắn, không thường xuyên, không cần điều trị cũng tự mất đi những dễ tái phát bất cứ lúc nào. Một số bệnh nhân cho biết, họ có cảm giác bị đè nặng ở vùng ngực, giống như bị bóp nghẹt mỗi lần từ vài phút đến vài chục phút.
Khi nghỉ ngơi, những cơn đau thắt ngực sẽ thuyên giảm, ngược lại tăng khi làm việc gắng sức. Cơn đau này có thể lan ra các cơ quan khác như: hai bên cánh tay, đau lên cổ, hàm, đau vùng dạ dày hoặc hướng ra phía sau lưng.
Xuất hiện ban vàng dưới da hoặc các nốt phồng to bất thường
Các vùng da bất thường này có thể xuất hiện ở khuỷu tay, ngực, lưng, gót chân, bắp đùi,… Đặc điểm của chúng là xuất hiện ngày càng nhiều nhưng ko gây đau ngứa kể cả khi chạm vào.
Dấu hiệu bất thường khác
Có dấu hiệu bất thường như: vã mồ hôi tự nhiên; buồn nôn, đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người; thở ngắn, hồi hộp, cơ thể phì mập nhưng sức lao động lại giảm sút; cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
– Xét nghiệm cho kết quả: Cholesterol toàn phần tăng, LDL-cholesterol tăng, triglyceride tăng, HDL-cholesterol giảm.
Rối loạn thần kinh
Nếu cholesterol tích tụ trong các mạch máu não, các triệu chứng thần kinh có thể xuất hiện: chóng mặt, nhức đầu, nói lắp, tê bì, vấn đề về thị lực … Những dấu hiệu này thường thoáng qua.
Khó thở
Dư thừa cholesterol trong máu là một yếu tố nguy cơ tim mạch chính. Do đó, trong trường hợp tăng cholesterol máu, người ta có thể thấy hiện tượng khó thở phát triển khi gắng sức (ngay cả khi nghỉ ngơi) là kết quả của một cơn đau tim.
Đối tượng có nguy cơ bị mỡ máu cao?
Thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglyceride trong máu là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Bên cạnh đó máu nhiễm mỡ còn do biến chứng của các bệnh như: đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid (chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ).
>>> Xem thêm người bị mỡ máu cao nên kiêng ăn gì TẠI ĐÂY!