Trong thành phần của lá lốt có chứa nhiều giúp giảm ngứa, làm se niêm mạc và kiểm soát quá trình tái tạo tế bào da mới. Do đó, lá lốt cũng là một nguyên liệu được nhiều người chọn dùng để chữa bệnh vẩy nến tại nhà. Dưới đây là 3 cách chữa vẩy nến bằng lá lốt được rất nhiều người áp dụng và hiệu quả mang lại vô cùng cao. Cùng tham khảo ngay nhé!

1. Dùng nước sắc lá lốt ngâm

Đối với việc điều trị bệnh vẩy nến thì vệ sinh da được cho là bước đơn giản không thể bỏ qua. Vệ sinh đúng cách sẽ giúp loại bỏ được lớp tế bào da chết, dày sừng, bong tróc. Đồng thời hỗ trợ làm dịu da, giảm ngứa và giúp tổn thương da tránh viêm nhiễm.

Khi đang bị vẩy nến, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng các loại xà phòng, sữa tắm để vệ sinh da. Thay vào đó có thể dùng lá lốt nấu nước ngâm rửa. Với cách này, các tế bào da chết sẽ được loại bỏ, giúp da sạch thoáng. Đồng thời với khả năng giảm ngứa, chống viêm thì việc ngâm rửa nước sắc lá lốt sẽ không chỉ hỗ trợ khắc phục triệu chứng mà còn ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, cho vào thau nước muối loãng ngâm 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Dùng tay vò cho hơi nát rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa thêm 10 phút.
  • Chờ đến khi nước sắc nguội bớt thì dùng ngâm rửa vùng da bị vẩy nến.
  • Với cách này bạn nên tận dụng phần bã lá lốt để chà nhẹ lên vùng da tổn thương khi ngâm rửa nhằm tăng hiệu quả làm sạch da.

2. Đấp lá lốt và muối

Đây là cách dùng lá lốt chữa vẩy nến được rất nhiều người áp dụng bởi tính hiệu nghiệm mà nó mang lại. Bôi dịch lá lốt lên vùng da tổn thương sẽ có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa rất tốt.

Đồng thời các thành phần hoạt chất có dược tính cao trong lá lốt sẽ thấm sâu vào lớp biểu bì da. Từ đó, hiệu quả tăng cường hàng rào bảo vệ da sẽ được tối ưu, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng bùng phát trên vùng da bị bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100 – 200g lá lốt tươi tùy thuộc vào phạm vi vùng da bị vẩy nến.
  • Ngâm rửa thảo dược thật sạch với nước muối loãng rồi cho vào cối giã nhuyễn.
  • Ép lấy dịch lá lốt thoa lên vùng da bị bệnh sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Dùng tay nhẹ nhàng massage vài phút để tinh chất từ lá lốt có thể thấm đều vào da.
  • Người bệnh không cần phải rửa lại với nước và có thể áp dụng đều đặn 2 lần/ngày.

Bên cạnh việc thoa dịch lá lốt thì bạn cũng có thể ngâm rửa lá lốt rồi cho vào cối giã nát với 1 ít muối và đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Với cách này, dùng gạc cố định khoảng 20 phút rồi gỡ ra và vệ sinh lại với nước.

3. Uống nước lá lốt

Ngoài những cách dùng lá lốt trên bề mặt da thì bạn còn có thể áp dụng bài thuốc uống từ lá lốt để nâng cao tác dụng điều trị bệnh vẩy nến. Lá lốt được kiểm nghiệm là không có độc tính nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng theo đường uống.

Uống nước sắc lá lốt không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn khiến hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Đồng thời tăng đề kháng cho cơ thể nhằm hỗ trợ ức chế diễn tiến của bệnh và nhờ thế mà hiệu quả cũng sẽ được kéo dài.

Cách thực hiện:

  • Cần chuẩn bị khoảng 50g lá lốt tươi cùng với 1 ít muối hạt.
  • Ngâm lá lốt vào thau nước muối loãng khoảng 10 phút rồi dùng nước sạch rửa kỹ lại.
  • Cho vào máy xay nhuyễn cùng 1 chút nước rồi vắt lấy nước bỏ bã.
  • Đun sôi khoảng 50ml nước lọc rồi đổ nước lá lốt vào đun cho sôi lần nữa.
  • Chờ đến khi nước thuốc nguội bớt thì uống trực tiếp, chỉ nên dùng 1 lần/ngày.

Xem thêm thuốc điều trị vẩy nến thể nặng TẠI ĐÂY!